CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC CẦU XANH

Vì thanh niên Việt Nam du học để lập nghiệp

Phát triển hệ thống giáo dục đào tạo.

Điều chỉnh kích thước chữ

Giáo dục, đào tạo là vấn đề tâm huyết của giám đốc công ty tư vấn du học Cầu Xanh - một công ty tư vấn du học hàng đầu Hà Nội. Từ một giảng viên ở khoa Kinh tế, thuộc Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội, sau 13 năm giảng dạy, thạc sỹ La Phương Thuỷ đã hoàn toàn chuyển sang làm việc tại công ty tư vấn du học Cầu Xanh, với tư cách là giám đốc.

giám đốc công ty tư vấn du học Cầu Xanh

Những nghiên cứu của giám đốc công ty Cầu Xanh

Công ty tư vấn du học Cầu Xanh trân trọng giới thiệu với quý phụ huynh và các bạn HSSV một bài báo của thạc sỹ La Phương Thuỷ. Nó được đăng trên tạp trí Giáo dục đào tạo số tháng 10/2009. Lúc này chị còn là giảng viên của trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội. Khi chuyển sang làm giám đốc tại công ty tư vấn du học Cầu Xanh, chị vẫn quản lí công ty. Với tất cả bầu tâm huyết và sự nghiêm túc của một cán bộ giảng dạy đại học. Chị truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ tư vấn viên tại đây niềm đam mê trong công việc tư vấn học sinh sinh viên trên con đường học hành, đi đến những chân trời tri thức mới.

Đặc biệt, chị Thủy là người không quan tâm tới lý thuyết suông. Điều này thể hiện từ khi còn là cán bộ giảng dạy, thể hiện ở nhiều bài viết, bài nghiên cứu, và cả ở đề tài luận văn thạc sỹ của chị. Chị là người tiên phong ở Việt Nam nghiên cứu vấn đề mối quan hệ giữa thế giới đào tạo và thế giới việc làm.

Khi trở thành giám đốc công ty tư vấn du học Cầu Xanh, chị Thuỷ lấy slogan cho công ty là “Vì thanh niên Việt Nam du học để lập nghiệp”. Học để có kiến thức, mang lại một sự nghiệp, một cuộc sống tốt hơn là trăn trở của nữ giám đốc này đối với các thế hệ kế tiếp chị. Bởi vậy, các mọi tư vấn của đội ngũ tư vấn viên ở công ty Cầu Xanh đều mang tính thực tế và hiệu quả. Quý phụ huynh và các bạn có nhu cầu du học hãy ghé qua địa chỉ công ty 13 Quốc Tử Giám. Hoặc đăng kí TẠI ĐÂY để nhận tư vấn và hỗ trợ du học.

Nguyên văn bài báo:

Tóm tắt : Trên thế giới, từ những năm 60 – 70, mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm đã được quan tâm nghiên cứu và kể từ đó đã có nhiều lí thuyết, nhiều mô hình đưa ra nhằm tối đa hoá hiệu quả của hệ thống đào tạo. Bài viết này trước hết sẽ khái quát lịch sử phát triển của mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm, giới thiệu một số mô hình chuyển đổi tiêu biểu từ hệ thống đào tạo sang việc làm trên thế giới hiện nay, và cuối cùng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích quá trình gia nhập thị trường việc làm như một yếu tố để đánh giá hệ thống đào tạo đồng thời là một yếu tố định hướng đối với cơ sở đào tạo.

(Scince 60s – 70s in the world the relationship beetwen education and employement had been interrested and there was many theories and models proposed in order to maximise the eduction system benefit. In this article, we are trying to sumerise the development history of this relationship, to modelise the world’s typical processus of transition from educational system to employement system and finally to emphesis the importance of analysing this transition as an element to evaluate the educational system and in the same time an oriental element for educational system)

Từ khoá: hệ thống đào tạo, hệ thống việc làm, công nghệ đạo tạo, quá trình chuyển đổ từ hệ thống đào tạo sang hệ thống việc làm, mô hình chuyển đổi từ hệ thống đào tạo sang hệ thống việc làm, mô hình đào tạo, mối quan hệ giữa hệ thống đào tạo và hệ thống việc làm.

Tài liệu tham khảo:

1. Andre Guitet, Développer les compétences par une ingenierie de formation, EFS Editeur, 2002.

2. Nhiều tác giả, dưới sự chỉ đạo của Jean Aubegny, Formation et dévelopement, vers une ingenierie de la formation, L’’Harmattan, 2002.

3. John Dumin, Toward educational engineering, Hardcover, 1982.

4. Robert G Smith, The engineering of educational and training system, Hardcover, 1971.

Vài nét lịch sử

Ở Châu Âu từ những năm 60, mối quan hệ giữa hệ đào tạo và việc làm đã bắt đầu trở thành vấn đề được quan tâm. Kể từ khi đó, các tổ chức đào tạo đã bắt đầu nỗ lực xây dựng một hệ thống đào tạo phù hợp với hệ thống việc làm. Dựa trên cơ sở những giải pháp mang tính chất kĩ thuật chứ chưa có hệ thống. Lúc đó kinh tế lao động ra đời. Các trung tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm cũng được thành lập.

Đến những năm 80, khái niệm về Công nghệ đào tạo được đưa ra – thuật ngữ của Guy Le Boterf, học giả người Pháp. Trước hết, công nghệ (engineering) là một thuật ngữ được ra đời vào đầu thế kỉ 20, trước chiến tranh thế giới lần thứ hai tại Mỹ, Anh và Đức. The đó, công nghệ chỉ ra ‘’hoạt động thiết kế, xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn trong các lĩnh vực dầu lửa, hoá dầu, hoá học, cơ khí và các nhà máy chế tạo vũ khí[1].

Trong lĩnh vực đào tạo hay phát triển nguồn nhân lực, công nghệ mới đầu bao hàm việc ‘’thiết kế các hệ thống đào tạo, đặc biệt là các hệ thống đào tạo ngành nghề’’[2]. Tiếp theo đó, công nghệ đào tạo còn mở rộng ý nghĩa sang cả việc thiết kế và xây dựng các kế hoạch đào tạo. Xác định các chương trình kĩ thuật và kiến trúc các thiết bị phục vụ đào tạo. Mô hình đào tạo nhấn mạnh hai yếu tố thời gian và địa điểm. Các chính sách đào tạo phải được đưa ra phù hợp với địa phương. Cũng như nhu cầu xã hội tại một thời điểm xác định.

Đến những năm 90, toàn cầu hoá và sự phát triển của các ngành công nghệ mới đã dẫn đến việc hình thành nên các mô hình chuyển đổi tiêu biểu từ hệ thống đào tạo sang hệ thống việc làm.

(Công ty Cầu Xanh tự hào là đại diện uy tín nhất của tập đoàn SEG tại Việt Nam)

Mô hình chuyển đổi từ hệ thống đào tạo sang hệ thống việc làm

Mô hình Nhật Bản : mô hình chuyển đổi trực tiếp

Mô hình của Nhật Bản nhấn mạnh đào tạo trong doanh nghiệp : trường học được đặt ngay trong lòng doanh nghiệp, thanh niên được đào tạo trực tiếp trong doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và trường học có mối quan hệ trực tiếp, doanh nghiệp đảm nhận việc đầu tư cho đào tạo. Đối với các doanh nghiệp nhỏ không có phương tiện đào tạo nhân sự thì họ trực tiếp đến các trường chuyên nghiệp để tuyển dụng nhân công.

Mô hình Đức : mô hình chuyển đổi được điều tiết

Mô hình của Đức cũng giống như mô hình của Đanh Mạch, Áo hay Thuỵ Sĩ, nhấn mạnh việc đào tạo tiếp tục sau khi ra trường, do vậy, trường học và doanh nghiệp có mối quan hệ đối tác rất chặt chẽ. Khi tuyển nhận nhân viên, doanh nghiệo thường kí hợp đồng ba năm theo chế độ học việc. Chương trình đào tạo được các tổ chức công đoàn và chủ doanh nghiệp cùng nhau đàm phán và thoả thuận xây dựng. Công đoàn chủ chương xây dựng chương trình đào tạo mang tính đại cương, cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cho người lao động có khả năng chuyển đổi công việc. Trái lại, các chủ doanh nghiệp chủ chương đào tạo theo một chương trình cụ thể, ngay tại môi trường làm việc để đáp ứng đúng chính xác nhu cầu của người sử dụng lao động.

Mô hình Mỹ : mô hình chuyển đổi không được điều tiết

Mô hình chuyển đổi không được điều tiết, quá trình chuyển đổi sang thị trường lao động thường rất dài. Người Mỹ xây dựng con đường học tập ngay từ đầu đã mang tính chất chuyên môn nghề nghiệp, nhằm giúp cho người có điều kiện bất lợi nhất trong xã hội cũng có thể học được một nghề, giúp họ đi xin việc được thuận lợi nhất. Tuy nhiên, việc làm càng ngày càng bất ổn, do đó, con đường chuyển đổi từ nhà trường sang doanh nghiệp diễn ra dưới dạng chuyển từ việc làm ngắn hạn này sang việc làm ngắn hạn khác, giữa các khoảng chuyển đổi đó, người lao động phải tìm cách thích ứng với công việc mới.

Mô hình Pháp : mô hình chuyển đổi lệch hướng

Pháp cũng như Ý, hay các nước La tinh, đều là những nước muốn quá trình đào tạo phải được diễn tra trong môi trường học đường. Phần lớn dân số được đào tạo những kiến thức đại cương cơ bản mang tính hàn lâm, nhà trường chỉ chú trọng đến khía cạnh sư phạm chứ không chú trọng đến các kĩ năng nghề nghiệp và đây được coi là phần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhân công của họ. Hệ thống đào tạo được xây dựng trên nguyên tắc đáp ứng yêu cầu việc làm của xã hội theo kiểu càng học cao thì càng có được công việc quan trọng. Tuy nhiên, thực tế thì quá trình chuyển đổi đã diễn ra chệch nguyên tắc này theo hai hướng : hoặc là người đi học buộc phải đi thực tập kéo dài để học việc, hoặc người đi làm phải quay trở lại vừa học vừa làm.

Tổ chức hệ thống đào tạo phục vụ thị trường ở Việt Nam

Truyền thống đào tạo của Việt Nam xuất phát từ đào tạo elite – đào tạo tinh hoa. Các triều đại từ Triệu, Đinh, Lý, Trần đều coi trọng và tuyển cử những tinh hoa của dân tộc qua các khoa thi chung cho cả nước. Phụ nữ và đại đa số dân chúng không được tiếp cận với đào tạo. Truyền thống này được lưu giữ lâu dài cho đến thời kì hiện đại, vẫn tiếp tục với các kì thi tuyển sinh toàn quốc, sàng lọc sinh viên khắt khe chặt chẽ với những chỉ tiêu hạn chế. Tiêu chí sàng lọc được thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Cho đến những năm 1990 đã có sự chuyển đổi, hàng loạt các trường mới tại các địa phương đã được mở ra nhằm phục vụ cho nhu cầu nhân lực cho chính địa phương đó. Đào tạo bắt đầu gắn liền với nhu cầu nhân lực của xã hội chứ không phải chỉ để hình thành các nhân tài. Cho đến ngày nay, đào tạo đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội đang là vấn đề nóng bỏng trên toàn quốc. Trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội, một trong những đơn vị tiên phong trong đổi mới mô hình đào tào, coi đây là vấn đề ưu tiên thực hiện đối với toàn thể ban lãnh đạo và giáo viên nhà trường.

Sáng thứ bảy, ngày 18/4/2009, hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế - ĐHQG đã triệu tập được một cuộc họp chưa từng có trong lịch sử nhà trường : Hội thảo mang tên ‘’Đào tạo theo nhu cầu xã hội’’, với sự góp mặt của đông đảo các hiệp hội doanh nghiệp, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn trên toàn quốc, kể cả khối tư nhân lẫn khối nhà nước và nước ngoài, hai bên – bên đào tạo và bên sử dụng kết quả đào tạo – đã thẳng thắn đối thoại. Phía nhà trường đã kêu gọi phía doanh nghiệp « đặt hàng » nhằm thể hiện mong muốn đào tạo ra đúng sản phẩm cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trường Đại học kinh tế, ĐHQG đã tiến hành được ba cuộc điều tra sinh viên sau khi ra trường để nắm bắt được hiệu quả đào tạo của nhà trường. Hướng đào tạo theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp dường như đang khẳng định con đường phát triển của đào tạo Việt Nam hiện nay.

Yếu tố đánh giá hệ thống đào tạo và định hướng cơ sở đào tạo: Quá trình gia nhập thị trường lao động

Đào tạo có chất lượng và hiệu quả, đó là cái đích phải đạt được cho dù ta có lựa chọn hay kiến thiết bất kì loại mô hình nào. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động hay của « xã hội » thì điều quan trọng nhất là phải thống kê được các nghề nghiệp. Những nghề mà hiện tại cũng như xu hướng phát triển trong tương lai. Đây là công việc thống kê liên quan đến toàn xã hội. Dứt khoát xã hội không chỉ là tổng hợp các doanh nghiệp, mà doanh nghiệp chỉ là một bộ phận của xã hội. Trong xã hội còn nhiều tổ chức khác liên quan đến nghệ thuật, nhân đạo, sinh thái, môi trường... Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của xã hội, cơ sở đào tạo cần chú trọng tổng thể các ngành nghề trong xã hội, hiện tại cũng như tương lai.

Để đánh giá chất lượng của hệ thống đào tạo, có rất nhiều chỉ tiêu. Ở Việt Nam, đào tạo chủ yếu vấn được thực hiện trên cơ sở sàng lọc khắt khe. Và thực hiện trên cơ sở ngân sách và phân bổ của nhà nước. Do đó các chỉ tiêu về chi phí đào tạo (như chi phí bình quân cho một sinh viên, chi phí bình quân cho đào tạo tính theo đầu người). Và kết quả đào tạo (trình độ đạt được của học viên, tỉ lệ đạt bằng cấp ba/bằng đại học của một thế hệ…) dường như chưa được các cơ sở đào tạo quan tâm cho lắm.

Chỉ tiêu việc làm đối với sinh viên đã được các cơ sở đào tạo đầu tư nghiên cứu thông qua điều tra và coi đây là yếu tố đánh giá cơ sở đào tạo. Một số trường đại học tiên phong đã đi đầu trong hoạt động điều tra này, như trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng, kết quả điều tra chỉ giống như một bức ảnh chụp tình hình người lao động và việc làm vào một thời điểm nhất định. Trong khi đó, gia nhập thị trường lao động của học viên lại không phải là một thời điểm nhất định, mà đó là cả một quá trình.

Quá trình gia nhập thị trường lao động là một quá trình xã hội do bởi hai yếu tố chi phối : tính kiện toàn và hiệu năng của hệ thống đào tạo\mối quan hệ tương thích giữa nghề nghiệp của người được đào tạo với bằng cấp đã nhận được. Quá trình gia nhập này kết thúc khi chủ thể của nó, tức là cá nhân người ra trường và tìm việc đó, không còn ở địa vị người đi tìm việc nữa. Quá trình này có thể ví như một cuộc phiêu lưu đan xen giữa việc làm - thị trường lao động và rút cục thì dừng lại ở một công việc ổn định.

- Tóm lại, cơ sở đào tạo cần phải nghiên cứu cả quá trình gia nhập thị trường lao động của sản phẩm đào tạo của mình. Kể từ khi người này ra trường đến khi ổn định tại một công việc nhất định với thời hạn vĩnh viễn. Nếu chỉ dừng lại điều tra ở chỗ người lao động đang có việc làm, kể như mới nhìn được có một phần của hiện thực. Do đó, kết quả đó không thể là định hướng cho đào tạo được. Quá trình gia nhập thị trường lao động là yếu tố đánh giá cơ sở đào tạo đồng thời cũng chính nó mới là yếu tố để có thể xác định được chính xác tỉ lệ có việc, tỉ lệ thất nghiệp, tính chất việc làm của người trẻ mới ra trường, và xu hướng diễn biến trên thị trường lao động để có thể dựa vào đó làm cơ sở định hướng đạo tạo cho cơ sở đào tạo.

[1]Tạp chí Education permanent, số 81, trang 7-23.

[2] Tạp chí Education permanent, số 81, trang 7-23

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, xin bạn chia sẻ bài viết này đến bạn bè và những người thân nhé. Du học Cầu Xanh xin chân thành cảm ơn.

Cung cấp dịch vụ tư vấn & hỗ trợ du học tại nhà hay đến tận nơi theo yêu cẩu của Sinh viên và gia đình, hoàn toàn miễn phí. Cầu Xanh tìm cho bạn cơ hội du học có lợi nhất như giảm học phí, học bổng, việc làm... Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là vì thanh niên Việt Nam du học để lập nghiệp. Hãy theo dõi những chia sẻ cực hữu ích từ Du học Cầu Xanh bạn nhé!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xếp hạng bài viết này