CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC CẦU XANH

Vì thanh niên Việt Nam du học để lập nghiệp

Định hướng học tập và ngành nghề cho sinh viên

Điều chỉnh kích thước chữ

Là giám đốc công ty tư vấn du học tại Hà Nội - BB Cầu Xanh, chị La Phương Thuỷ cũng từng là giảng viên hơn chục năm tại trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Bên cạnh là giảng viên chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại, chị Thuỷ còn vô cùng tâm huyết trong vấn đề định hướng học tập và ngành nghề cho sinh viên.

Có lẽ chính vì đam mê dìu dắt và định hướng sinh viên trong việc học tập và nghề nghiệp, mà chị Thuỷ đã có tham vọng mở văn phòng quan sát sinh viên theo mô hình OVE của Pháp tại trường Đại học. Sau 14 năm tham gia nghiên cứu giảng dạy, từng chia sẻ với rất nhiều thế hệ sinh viên mang đầy băn khoăn trăn trở giữa những dòng nước khác nhau tại điểm xuất phát trên con đường lập nghiệp. Chị đã chấm dứt hẳn sự nghiệp đứng bục giảng để chú trọng hoàn toàn vào việc định hướng sinh viên tại công ty tư vấn du học Cầu Xanh.

Chúng tôi xin được chia sẻ bài tham luận của chị tại Hội thảo quốc tế “Công nghệ đào tạo” tại Huế vào tháng 3/2010, để Quý phụ huynh và các bạn trẻ có thể hiểu được tâm huyết của người phụ nữ có niềm đam mê lớn lao đối với việc học tập và phát triển nghề nghiệp của thế hệ trẻ.

(Thạc sĩ: La Phương Thủy, giám đốc công ty Cầu Xanh trong buổi hội thảo và phỏng vấn truyền hình về du học).

1. Mục đích của định hướng sinh viên

Định hướng sinh viên dường như là một chủ đề nằm tương đối xa hạt nhân trung tâm là công nghệ đạo tạo, cho nên vấn đề này thực tế ở Việt Nam đang là một mắt xích yếu thuộc hệ thống đạo tạo. Tuy nhiên, nếu đặt sinh viên là trung tâm của hệ thống đào tạo là quan điểm chưa có quan điểm nào ưu việt hơn trong bối cảnh hiện nay, thì việc có được một đối tượng đạo tạo có động cơ, có định hướng tốt là điều kiện tiên quyết cho một hệ thống đạo tạo có hiệu quả.

Bài viết trước hết trình bày các quan sát sau 14 năm kinh nghiệm giảng dạy và tiếp xúc với nhiều thế hệ sinh viên tại trường ĐHQG HN. Và kinh nghiệm sau ba năm quản lí công ty tư vấn du học cho sinh viên tại Du học BB - công ty Cầu Xanh - Hà Nội. Từ đó để thấy vai trò to lớn của việc định hướng sinh viên. Với kiến thức học tập chương trình master Ingenierie tại Universite de Toulouse 1 và thực tiễn thực tập tại văn phòng quan sát sinh viên OVE của Toulouse 1, bài viết xin nhấn mạnh OVE như một giải pháp có thể áp dụng nhằm cải thiện việc định hướng sinh viên khi họ thi hay ghi danh vào các cơ sở đào tạo. Đây nên được coi như một công cụ giúp cho hệ thống đào tạo. Nó có thể xác định được rõ hơn nhu cầu đào tạo. Để từ đó đưa ra các dự án đào tạo tốt nhất; cũng như khả năng đánh giá được các kết quả đào tạo của nó.

Bên cạnh đó, nó cũng vô cùng hữu ích cho sinh viên khi họ có khả năng xác định được trước tương lai nghề nghiệp của họ một cách rõ rang hơn. Vì nghề nghiệp chính là tương lai của của sinh viên sau quá trình đào tạo. Cuối cùng, bài viết cũng muốn bàn luận về nhu cầu đào tạo của xã hội. Chúng ta cũng cần phải định hướng sinh viên theo chiều phát triển một xã hội cân bằng nghề nghiệp sau này. Chứ không biến sinh viên là sản phẩm đơn thuận phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh. Như ý bàn luận của đại đa số các tranh luận gần đây.

2. Các quan sát

Xã hội Việt Nam hiện nay đang là một xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ

Việc chuyển biến này thể hiện trong cơ cấu ngành nghề. Hướng các ngành nông nghiệp, thủ công giảm dần, xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Do bối cảnh mở cửa kinh tế, tăng cường các giao lưu và quan hệ quốc tế, nên càng ngày càng có nhiều các mâu thuẫn và xung đột sâu sắc giữa các thế hệ. Mâu thuẫn giữa các quan điểm cũ và mới, và giữa các dòng tư tưởng. Cùng với bối cảnh đó, cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn biến đổi theo hướng khu vực thanh thị đang tăng lên và nông thôn đang giảm xuống. Lao động ngày càng tập trung ở khu vực thanh thị nhiều hơn. Với tỉ lệ lao động ở các ngành nông nghiệp giảm so với tỉ lệ lao động ở các ngành thủ công, thương mại và dịch vụ. Tổng cục thống kê có thông kê số lượng lao động biến đổi theo thanh phần kinh tế và các ngành kinh tế[i]. Nó minh họa cho sự biến chuyển này trong thanh phần lao đồng theo ngành nghề xã hội. Trên quy mô từng ngành, các thống kê về số lượng làng nghề[ii], thống kê về các tên ngành thuộc lĩnh vực đào tạo[iii], … Minh họa cho việc tăng lên trong số lượng ngành nghề.

Việc chọn ngành học được thực hiện chưa tuân theo định hướng khoa học và chưa có căn cứ cụ thể để phục vụ cho nhu cầu lao động của xã hội.

Sinh viên thường có tư duy chọn trường thống trị tư duy chọn ngành và dự cảm nghề nghiệp. Chọn trường không dựa vào thống kê nghề nghiệp. Và nỗi lo thất nghiệp luôn là nỗi lo hang đầu của hầu hết sinh viên. Nếu như vào những năm 85-90, sinh viên còn lan truyền nhau khẩu hiệu “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa’’. Thì đến những năm 93-2000, ngoại thương lại nổi lên là sư lựa chọn số một đối với sinh viên khi họ suy nghĩ về tương lai của họ sau khi ra trường. Tất nhiên, mỗi trường có một số ngành nghề đào tạo nhất định. Tuy nhiên, mỗi một ngành nghề lại có những loại việc làm rất khác nhau. Ví dụ trong thống kê các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo, chúng ta thấy có đến dăm trăm loại việc làm khác nhau. Từ thư viện, cho tới giáo viên đại học, giáo viên mẫu giáo[iv] v.v…Nhưng thấy rằng, kiểu tư duy chọn trường luôn luôn thống trị kiểu tư duy chọn ngành học và dự cảm trước về khả năng nghề nghiệp sau này. Chính vì vậy, việc thi vào các cơ sở đảo tạo phần lớn được thực hiện theo kiểu ‘’bắt chước” bạn bè, sự nổi tiếng của trường nhờ báo chí… chứ chưa dựa vào các thống kê khoa học và các mô hình việc làm ước tính do thiếu hay hoàn toàn chưa có các số liệu như vậy. Do đó, nỗi lo thất nghiệp vẫn là hiện tượng phổ biến trong toàn thể sinh viên[v].

Các thống kê liên quan đến lao động và nghề nghiệp còn chưa đầy đủ nên chưa hỗ trợ gì cho việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp khi quyết định đầu tư học tập của sinh viên.

Dù đã có các thống kê số lượng lao động theo từng ngành, từng lĩnh vực, số lượng nghề trong từng lĩnh vực, nhưng vẫn chưa đủ. Chưa có các thống kê về tình trạng cân bằng cung cầu lao động trong một ngành. Cũng như thống kê số lượng lao động sẽ tăng hay giảm là bao nhiêu trong một ngành nghề; ước tính nhu cầu lao động của một ngành ngh; hay là các dự đoán về lượng cầu lao động của những ngành nghề cụ thể. Do đó, bên cạnh kiểu tư duy chọn ngành theo nhu cầu lao động xã hội còn chưa phát triển, là việc thiếu các thống kê thiếu các phân tích có cơ sở khoa học để định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Các hoàn cảnh và lí do du học của hầu hết sinh viên Việt Nam

Theo thống kê trong ba năm của công ty tư vấn du học BB - Cầu Xanh[vi], dưới đây là những hoàn cảnh và lí do du học của hầu hết sinh viên Việt Nam:

- Gia đình giàu có, muốn cho con được hưởng thụ một hệ thống giáo dục chất lượng hơn với cách sống mới (gia đình giàu có, học lực có từ trung bình trở lên)

- Sức học tốt, xin được học bổng, học bất kì ngành gì miễn là có học bổng để ra nước ngoài học tập. (gia đình từ trung bình đến khá giàu có, học sinh học lực tốt)

- Du học để trên cơ sở đó có thể ở lại nước ngoài sinh sống và làm việc (gia đình từ trung bình đến khá giàu có, học sinh từ trung bình trở lên).

- Du học để có thể mở mang hiểu biết thêm, đồng thời kết hợp vừa học vừa làm để trải nghiệm cuộc sống và tích lũy tiền, nên chọn khóa học dễ, rẻ, có thời gian biểu học dồn hay học buổi tối.

Cơ sở để thực hiện việc lựa chọn nghề nghiệp của du học sinh

Cũng theo thống kê của Cầu Xanh thì việc lựa chọn nghề nghiệp của du học sinh sẽ được thực hiện dựa trên những cơ sở sau:

- Chọn một ngành học để sau này theo nghề truyền thống gia đình nhằm lợi dụng hệ thống các mối quan hệ cũ của bố mẹ;

- Chọn ngành học một cách cảm tính chủ quan, hoặc theo sở thích cá nhân, hoặc theo quan niệm truyền thống của xã hội gắn cho nghề đó. Thông thường các giá trị truyền thống được gán cho một nghề là có vị trí được coi trọng, có điều kiện làm việc thỏa mãn nhu cầu về danh dự, đạo đức

- Chọn một khóa học để sao này có ngành nghề có khả năng định cư ở nước ngoài (trường hợp du học Úc, Canada, Mỹ). Sinh viên không suy nghĩ về ngành nghề mình sẽ làm sau này, mà chỉ suy nghĩ về khả năng định cư. Khi định cư xong, họ có thể theo nghề đó, hoặc chuyển sang học một ngành khác, làm nghề khác.

3. Thảo luận

Qua các quan sát bên trên, chúng ta thấy rằng một hiện tượng nổi bật là khi chọn trường học hay chương trình học, người đi học vẫn chưa bám sát vào tình trạng nghề nghiệp hiện có lẫn xu hướng biến chuyển của thế giới nghề nghiệp trong tương lai. Việc lựa chọn khóa học, ngành học còn theo cảm tính, theo sự tác động chủ quan của những người xung quanh, theo những thông tin quảng cáo của báo chí và dư luận xã hội. Chính vì vậy, việc chọn ngành học còn rất xa rời với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Một kết quả tất yếu của nó là, vẫn có những ngành nghề thiếu nhân lực mà không tìm kiếm được đối tượng để đào tạo. Trong khi đó, có những ngành nghề đã thừa mứa lao động, học viên vẫn phải đối chọi nhau khắc nghiệt để được chấp nhận vào học[vii].

Theo đó, học sinh chọn trường nhiều hơn là chọn ngành, lực lượng lao động được sản xuất ra tuân theo cơ chế sang lọc qua hệ thống thi cử có mức độ khắc nghiệt khác nhau của một trường: trường nào có tỉ lệ đấu chọi thấp năm trước, năm sau học sinh rủ nhau nộp đơn vào để thi để có hi vọng đỗ. Do đó, hệ thống đào tạo lẫn cơ chế hiện nay của nó còn chưa góp phần định hướng sinh viên theo nhu cầu lao động của xã hội.

Bên cạnh đó, các tài nguyen xã hội, như các thống kê, các nghiên cứu còn chưa đầy đủ nguồn để góp phần định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Do vậy, để hỗ trợ vào sự thiếu hụt của xã hội, các trường hoàn toàn có thể nghiên cứu áp dụng các triết lí của công nghệ đào tạo, mà giải pháp cụt thể nhất đưa ra ở đây là mô hình OVE được đặt trực tiếp tại cơ sở đào tạo sẽ lần lượt được đề cập bên dưới.

(Chị Thủy từng là cựu du học sinh Pháp, chương trình thạc sỹ Công nghệ đào tạo và Hệ thống việc làm)

4. Ứng dụng triết lý chung về công nghệ đào tạo.

Về khái niệm công nghệ và công nghệ đào tạo

Công nghệ là một thuật ngữ rất mới ở Việt Nam. Bản thân thuật ngữ công nghệ trong con mắt của đa số người Việt đã bao hàm ý nghĩa là ‘mới mẻ’, ‘hiện đại’. Mặc dù ngay từ những năm 1960, trên thị trường quốc tế, lĩnh vực mua bán công nghệ đã trở thanh một hoạt động sôi nổi trong giới kinh doanh, thì cho đến mãi tận những năm cuối của thập niên 80, Việt Nam mới có ‘’Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam” (ban hanh tháng 12 năm 1988).

Công nghệ đào tạo lại càng là một thuật ngữ mới hơn nữa. “Nghề giáo” vẫn thường được coi là những người trau dồi chủ yếu về mặt đạo đức cho con người là trước hết, người đi học thì ‘”tiên học lễ, hậu học văn”. Ở những cấp đạo tạo cao hơn như ở bậc đại học, thì người đào tạo được coi là những ‘’kĩ sư tâm hồn’’. Trong khi đó công nghệ đào tạo được định nghĩa “là toàn bộ những công cụ và phương pháp lien quan tới việc phân tích các nhu cầu đào tạo, thiết kế các dự án đào tạo và điều phối chúng, tới việc quản lí việc thực hiện chúng cũng như đánh giá các kết của của chúng”[viii].

Như vậy công nghệ đào tạo bao gồm các hoạt động cần thiết nhằm thực để triển khai các hành đồng đào tạo: bao gồm xác định các loại việc làm cần phải đào tạo nhân lực cho nó, bảng dẫn chiếu các loại năng lực cần thiết để thực hiện các công việc làm đó, bảng dẫn chiếu các kiến thức được đưa ra giảng dạy trong đào tạo, thiết kế các mục tiêu chung của việc đào tạo và các mục tiêu cụ thể của đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo cũng như là xác định các nguồn lực có thể khai thác nhằm phục vụ quá trình này.

Định hướng sinh viên theo triết lý của công nghệ đào tạo

Chúng ta thấy rằng, vấn đề xác định các loại việc làm không nằm trong trọng tâm của qui trình đào tạo. Nhưng nó là vấn đề khởi nguồn, vấn đề đầu tiên phải tiến hanh khi ứng dụng triết lí của công nghệ đào tạo. Để xác định được loại việc làm cần phải được đào tạo nhân lực, chúng ta phải nghiên cứu yêu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh việc bổ sung các loại số liệu thống kê còn thiếu hụt, chúng ta cần phải có tổ chức thông báo cho đối tượng đào tạo (tức là các học viên) biết được nhu cầu về nhân lực của xã hội hiện nay và trong tương lai. Có như vậy, người đi học mới nắm bắt và lường trước được về tương lai của họ sau quá trình đào tạo. Và có khả tìm được một công việc ổn định mà họ sẽ gắn bó. Không phải tìm một công việc khác nữa hay không. Điều này hết sức quan trọng vì một công việc ổn định mà người lao động có thể gắn bó lâu dài cũng chính là mong muốn và là mục tiêu khi học viên xác định tham gia vào một khóa học.

Như trong quan sát ở bên trên, chúng ta thấy rằng người đi học còn chưa có được một triết lý nhìn nhận xã hội nghề nghiệp trọng sự vận động và biến đổi không ngừng. Đặc biệt trong giai đoạn mở cửa hòa nhập quốc tế hiện nay như đã minh chứng. Và chưa có một lối tư duy theo kiểu định hướng phục vụ xã hội. Việc lựa chọn nghề nghiệp của họ chưa căn cứ thực sự vào nhu cầu của xã hội. Mặc dù xã hội Việt nam còn thiếu một hệ thống thông tin thống kê phục vụ cho quá trình đưa ra quyết định theo tư duy đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội, thì việc tư vấn định hướng cách tư duy của sinh là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Đây đó đã có các cuộc hội thảo về đào tạo theo yêu cầu xã hội, nhưng đại diện xã hội ở đây mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động với mục đích lợi nhuận. Khi xã hội càng ngày càng phát triển, các nghề nghiệp và các loại việc làm càng ngày càng phong phú, nhu cầu của con người cũng không chỉ dừng lại ở chỗ thỏa mãn nhu cầu lợi nhuận kinh tế. Nhìn nhận xã hội với đầy đủ các tác nhân, hướng học sinh theo các ngành nghề và loại hình công việc phong phú trong hiện tại và dự đoán trước xu thế biến chuyển của nó trong tương lai là một vấn đề quan trọng cần đặt ra trong cơ sở đào tạo, ngay từ các trường phổ thông.

5. Định hướng sinh viên, thực hiện qua mô hình OVE đặt ngay trong cở đào tạo từ cấp phổ thông - Một giải pháp trước mắt.

OVE được thanh lập vào năm 1989 theo sang kiến của Bộ giáo dục quốc gia Pháp. Phòng Quan sát cuộc sống sinh viên có nhiệm vụ đưa ra một hệ thống thong tin đầy đủ nhất, cụ thể nhất và khách quan nhất có thể về các điều kiện của sinh viên và về mối quan hệ của chúng với quá trình học tập và giúp sinh viên ra các quyết định.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, OVE có hai nội dung hoạt động bao trùm. Trước hết, OVE tiến hanh các cuộc điều tra sinh viên. Sau đó phân tích đánh giá các cuộc điều tra đó. Đồng thời cũng tiến hanh các công trình nghiên cứu. OVE có mối quan hệ mật thiết với tất cả các tổ chức cung cấp và xây dựng số liệu, thu thập thông tin liên quan đến sinh viên. Các kết quả nghiên cứu điều tra của OVE cũng được cung cấp rộng rãi cho các đối tác khác nhau trong xã hội có liên quan. Nhằm giúp họ có những nghiên cứu sâu hơn và những ứng dụng cụ thể. Bên cạnh đó, OVE hang năm đều tổ chức các cuộc thi quốc gia cho sinh viên nhằm khuyến khích sinh viên nghiên cứu về sinh viên.

Ứng dụng mô hình này, các cơ sở đào tạo của Việt Nam, từ các trường phổ thong tới các trường đại học, nên thiết lập các OVE một các có hệ thống trên toàn quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, điều đầu tiên mà các OVE có thể làm là tổ chức một bộ phân định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Qua lối tư duy phục vụ nhu cầu xã hội để đảm bảo sau này ra trường sinh viên có thể dễ dàng kiếm việc làm. Đây thực sự là một nhu cầu của sinh viên và cũng là điều cần thiết của toàn xã hội.

Đây đó, đã xuất hiện các câu hỏi, các forum… nêu lên những thắc mắc của sinh viên về các ngành nghề… nhưng các câu hỏi đó cũng chỉ được các sinh viên khác cũng đang đi tìm kiếm các thong tin tương tự chia sẻ mà chưa có được câu trả lời của các chuyên gia. Một cán bộ phụ trách Văn phòng học bổng và du học Pháp của Đại sứ quán Pháp cũng phàn nàn rằng thường xuyên rất khó chịu với sinh viên vì phần lớn học không biết xác định mình muốn học ngành nghề gì.

Bước thứ hai trong thời giant trung hạn và dài hạn, các trường có thể phát triển các OVE của mình, tiến hanh các điều tra, nghiên cứu học viên, kết hợp với các cơ quan hữu quan trong xã hội như các tổng cục thống kê, các cơ quan và tổ chức ngành nghề ở từng địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức khác trên địa bàn…. tiến hành phân tích và nghiên cứu để đưa ra các con số thống kê có ý nghĩa, giúp xác định được các loại việc làm cần đào tạo nhân sự, các yêu cầu đào tạo, các năng lực cần thiết, các nguồn lực trong xã hội có thể khai thác, các đối tác xã hội… nhằm thiết kế và xây dựng một dự án đào tạo có hiệu quả.

Kết luận

Bài viết nhỏ này chủ yếu dựa vào các quan sát và các kinh nghiệm đưa ra vấn đề về định hướng nghề nghiệp của sinh viên, các vấn đề tồn tại và cách giải quyết vấn đề đó. Đây là một trong những giải pháp cơ bản đầu tiên và cần kíp trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam nhằm hướng đào tạo phục vụ cho yêu cầu của xã hội. Giải pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua một bộ phận của OVE, một tổ chức thiết thực, gần gũi và mở cửa đón tiếp sinh viên tại từng văn phòng ngay tại trường học. Bên cạnh đó, hiển nhiên còn những vấn đề trọng tâm khác thuộc vào hệ thống xã hội nhằm ứng dụng công nghệ đào tạo để định hướng đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Trong tương lai, qua mô hình OVE, các vấn đề đó cũng sẽ có thể được giải quyết qua các dự án điều tra và nghiên cứu.

 

 Xem Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thanh phần kinh tế và ngành kinh tế (Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=8628)

[ii] Phạm Sơn, Viện khoa học thống kê, Làng nghề và thống kê làng nghề:www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=2027

[iii] Danh mục ngành nghề đào tạo, Cục thống kê thanh phố Hồ Chí Minh.

[iv] Mời xem Danh mục ngành nghề đào tạo, Cục thống kê thanh phố Hồ Chí Minh. 

v] Mời tham khảo thêm: Lê Linh, Thí sinh chọn ngành nghề chưa sát với nhu cầu xã hội, Báo Mới, số tháng 6/2009.

[vi] Du học BB - Cầu Xanh - Bridge Blue, 13 B, Quốc Tử Giám, Hà Nội.

[vii] Mời tham khảo thêm: Thùy Vinh, ngành xã hội cần vẫn khó tuyển, Người Lao động, số ngày10/2/2010

[viii] Công nghệ đào tạo, Le Botefl

Mời Quý phụ huynh và các bạn HSSV liên hệ với công ty tư vấn du học Cầu Xanh để được hỗ trợ tận tình, chuyên nghiệp về định hướng du học và mọi thủ tục từ A đến Z về du học.

Du học BB Cầu Xanh, cầu nối vững chắc giữa nhà trường, phụ huynh và HSSV trong suốt quá trình du học.

VÌ THANH NIÊN VIỆT NAM DU HỌC ĐỂ LẬP NGHIỆP.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, xin bạn chia sẻ bài viết này đến bạn bè và những người thân nhé. Du học Cầu Xanh xin chân thành cảm ơn.

Cung cấp dịch vụ tư vấn & hỗ trợ du học tại nhà hay đến tận nơi theo yêu cẩu của Sinh viên và gia đình, hoàn toàn miễn phí. Cầu Xanh tìm cho bạn cơ hội du học có lợi nhất như giảm học phí, học bổng, việc làm... Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là vì thanh niên Việt Nam du học để lập nghiệp. Hãy theo dõi những chia sẻ cực hữu ích từ Du học Cầu Xanh bạn nhé!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xếp hạng bài viết này