CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC CẦU XANH

Vì thanh niên Việt Nam du học để lập nghiệp

Tại sao “du học mà thất bại”? Nguyên nhân và cách khắc phục

Điều chỉnh kích thước chữ

Băn khoăn này phần nhiều là của những người không muốn đi du học, chỉ nhìn bề ngoài những người đã đi du học về để đánh giá họ.

- Còn rất ít những người đã đi du học về tự đánh giá rằng, việc mình đi du học là một sự thất bại, ngay cả khi họ thi trượt hay không có bằng cấp... bởi họ có trải nghiệm và rút ra được bài học cho sự trưởng thành bản thân.

- Vậy mà, tư vấn du học hơn 10 năm nay, Cầu Xanh không ít lần nghe thấy có phụ huynh nói con mình rằng, đi du học làm gì, số tiền đó để mà mua cái ô tô mà đi, tậu cái nhà mà ở, có phải sung sướng hơn không mà cứ đòi đi du học? Đi du học về rồi khéo lại khó xin việc, mức lương chung xã hội như thế rồi, đến khi nào kiếm đủ tiền bù chi phí du học?

(Tại sao du học mà thất bại, nguyên nhân và cách khắc phục)

Ai nên đi du học? Đi du học để làm gì?

- Lúc ở Việt Nam thì cứ nghĩ, hệ thống giáo dục của mình như thế thì ai có tiền đều đi du học hết cả thôi! Đến khi du học sang bên này rồi mới thấy điều mình nghĩ hơi bị sai sai: dân Mỹ cũng đi du học, dân Pháp cũng đi du học, dân Anh cũng đi du học... Dân mấy xứ giàu có phát triển chúng nó cũng đi du học, đi được là đi, có cơ hội là đi, thậm chí vừa đi học vừa làm thêm kiếm tiền trả học phí hoặc vừa học vừa làm tình nguyện không lương...

- Thì du học đâu chỉ là để lấy bằng cấp, kiến thức sách vở, đâu phải là học xong về một phát người ta nhìn vào cái bằng nước ngoài của mình là cho ăn lương cao ngay được?!!! Du học là để trải nghiệm, mở rộng tầm nhìn, tăng khả năng thấu hiểu và làm việc với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp, môi trường văn hoá khác nhau, tăng cơ hội làm việc... Và chỉ khi mình chứng tỏ được khả năng làm việc của mình thì những người mua sưc lao động của mình mới chịu trả lương cao, đơn giản bởi vì người tuyển dụng không mua bằng cấp của mình, mà họ mua sức lao động của mình!

- Vậy du học hẳn là lựa chọn của tất cả mọi người. Có câu nói rất chí lí rằng, khi còn trẻ, hãy đổ tiền đầu tư cho chính bản thân mình bằng việc học, không nên cất tiền vào ngân hàng. Học là để có kiến thức và bằng cấp, còn du học sẽ giúp bạn có thêm cả trải nghiệm bên cạnh những bằng cấp uy tín, và những kiến thức cập nhật, mới mẻ nhất.

Một số thực trạng đáng buồn về du học sinh Việt Nam hiện nay:

  • Học quá lâu, vẫn chưa ra trường
  • Bằng tốt nghiệp thì đa dạng, mà trải nghiệm thì nghèo nàn
  • Kiến thức không máy móc thì nửa vời
  • Ra trường không kiếm được việc làm
  • Về nước làm thì mong muốn lương khởi điểm nghìn đô luôn.

- Chính vì có một số thực trạng đáng buồn như trên, khiến người ta nhìn vào thực trạng đó mà đánh giá rằng, đi du học mà vẫn thất bại.

- Để tránh rơi vào những thực trạng đáng buồn trên, biến khoản đầu tư của gia đình với chi phí hàng tỷ đồng cho bạn đi du học, rồi công sức và thời gian các bạn đổ vào việc du học, thì chúng ta cần nghiên cứu kĩ trước khi du học và xác định rõ mục đích du học.

(Tư vấn du học cầu xanh, tư vấn tận tâm nhất từ chính cựu du học sinh)

Các giải pháp để tránh thất bại khi du học:

Du học sinh và gia đình nên tránh 5 chữ THIẾU sau:

1. THIẾU sự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trước khi đi:

- Không tìm hiểu ngành mình muốn theo học, trường mình muốn theo học.

- Không tìm hiểu thị trường lao động đang cần gì? thiếu gì?

- Không tìm hiểu chính sách việc làm sau khi ra trường, nhập cư, các giấy tờ thủ tục Visa ra sao

2. THIẾU sự chuẩn bị về tâm lý, sức khỏe, tinh thần cho việc du học.

- Không hiểu biết đất nước mình sắp đến: văn hóa, phong cách sống, làm việc, học tập, giờ giấc, con người, v..v. dẫn đến than phiền, buồn chán vì “không hợp”.

- Không hiểu mục đích của mình: qua là để học hay để chơi?

- Không đủ sức khỏe cho việc học: du học một mình là khổ, không sướng. Ở VN thì được bố mẹ, bạn bè chăm sóc, cũng không phải làm việc nặng nhọc. Qua đó cường độ học, làm việc cao, sẽ sinh bệnh. Không chủ động kết nối bạn bè, cộng đồng thì sẽ không có ai giúp đỡ. Chưa chuẩn bị tâm lý thì hẳn đây sẽ là thời gian kinh khủng nhất đối với các bạn du học sinh rồi.

3. THIẾU tính trung thực

Xã hội văn minh được xây dựng dựa trên lòng tin. Sang những nước phát triển, nhiều bạn không thấy bóng dáng người quản lý, kiểm soát, giở trò gian lận thì bị phát hiện, xử nghiêm. Lúc ấy khóc lóc, xin xỏ, mong được thông cảm, thì quá muộn rồi. Có cơ hội học hỏi sự văn minh, thì hãy trung thực và chân thành, sống có văn hóa và biết quan tâm đến những người xung quanh.

4. THIẾU sự chủ động

- Chủ động trong học tập

Đi du học không như học trong nước. Giảng viên không coi các bạn như là học sinh cấp 1, không kiểm tra bài từng tiết, không ép buộc, thúc giục, không kìm cặp các bạn từng ly từng tí một như ở VN. Học ở đây là theo tinh thần TỰ GIÁC. Không học, thì rớt. Ngoài giờ học chính, các bạn phải có tác phong tự nghiên cứu, tìm hiểu, đọc thêm tài liệu ở nhà hoặc thư viện, Phải biết đặt câu hỏi, trau dồi kiến thức. Nếu không tự học thêm, kiến thức của các bạn sẽ rất nông, ra trường không đủ để làm việc đâu.

- Chủ động trong tìm việc

Chịu khó học thêm về những bằng cấp, kĩ năng cần thiết cho công việc tương lai của mình. Tham gia các môi trường cộng đồng để gia tăng các cơ hội cuộc sống lẫn việc làm cho bản thân. Theo dõi thông tin hàng ngày để xây dựng tầm nhìn cho chính mình. Chịu khó đi đây đi đó, đừng cố bám trụ một nơi. Chấp nhận đi xa, dọn nhà liên tục. Hãy bỏ ý nghĩ ngồi nhà chờ là cơ hội sẽ đến với mình.

- Chủ động trong quản lý bản thân

Du học một mình mà, nhiều cám dỗ lắm, mà không ai kiểm soát bản thân ngoài mình lúc ấy cả đâu. Nhiều bạn được tiếp cận với sự tự do khi còn trẻ, còn tò mò, nên đâm ra thoải mái quá sống bất cần giờ giấc: ngày ngủ, tối chơi game. Nhẹ thì là không đi học đầy đủ như cam kết với trường và cơ quan xuất nhập cảnh của nước đi du học. Nữa thì là cuối tuần tụ tập nhậu nhẹt say xỉn, tiêu tiền vất vả kiếm ra như nước. Nặng hơn thì ăn chơi đua đòi với bạn bè xấu, bắt chước những cái hào nhoáng mà tưởng là hay. Mà nặng nhất thì là hư lâu khó sửa chữa và phạm tội rồi.

5. THIẾU kế hoạch dài hạn

- Những bạn sang đây mà không biết mục đích, lý do mình sang thì y như rằng, không có mục tiêu gì cả. Mà đã không có mục tiêu thì sẽ không có kế hoạch gì dài hạn hết. Đặt chân đến nơi rồi mà còn không biết mình sẽ học gì, làm gì sau khi tốt nghiệp. Giống như con thuyền ra biển, không biết điểm đến là gì mà cứ trôi lênh đênh. Hết nhiên liệu, hết lương thực, thuyền mà chìm là phải cố bơi về thôi.

- Mời các bạn du học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm hãy liên hệ các chuyên viên tư vấn có tâm nhất tại văn phòng tư vấn du học Cầu Xanh BB để có được những lời khuyên, chia sẻ chân thực & hữu ích.

Cầu Xanh – cầu nối giữa phụ huynh, HSSV và nhà trường trong suốt quá trình du học.

VÌ THANH NIÊN VIỆT NAM DU HỌC ĐỂ LẬP NGHIỆP.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, xin bạn chia sẻ bài viết này đến bạn bè và những người thân nhé. Du học Cầu Xanh xin chân thành cảm ơn.

Cung cấp dịch vụ tư vấn & hỗ trợ du học tại nhà hay đến tận nơi theo yêu cẩu của Sinh viên và gia đình, hoàn toàn miễn phí. Cầu Xanh tìm cho bạn cơ hội du học có lợi nhất như giảm học phí, học bổng, việc làm... Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là vì thanh niên Việt Nam du học để lập nghiệp. Hãy theo dõi những chia sẻ cực hữu ích từ Du học Cầu Xanh bạn nhé!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xếp hạng bài viết này