Không còn như thời học phổ thông ở Việt Nam, khi đi du học, sinh viên sẽ phải đối mặt với vấn đề đọc sách, không phải 1 cuốn mà rất nhiều cuốn. Đôi khi, giờ giảng của thầy trên lớp chỉ còn là giờ trao đổi các đầu sách phải đọc và bàn luận về nội dung của chúng. Vậy làm thế nào để “nạp” vào đầu cả đống tài liệu lớn như vậy?
(Tư vấn kĩ năng đọc sách và giáo trình từ tư vấn du học Cầu Xanh- sinh viên NIM Singapore)
Sinh viên thông thường rất là ngại đọc sách. Nghe có vẻ hơi xấu hổ và muốn cãi lại nhưng sự thực lại là như vậy. Nhiều bạn còn phàn nàn, thầy chẳng giảng gì cả, chỉ bắt đọc sách. Tuy nhiên, việc định hướng cần phải đọc sách gì, nêu ra được các tài liệu cần phải đọc thì cũng đã là công lớn của thầy rồi. Việc của sinh viên đại học và sau đại học là phải đọc, đọc rất nhiều sách. Thế nhưng, ngồi bên cạnh cả đống sách, mở cuốn sách từ trang 1 ra, và trong đầu lại đang có cả hang tỉ thứ thú vị lởn vởn, thì chắc chắn, chẳng có chữ nào vào đầu cả.
Vậy bí quyết là, bạn nên dừng lại, đừng có gắng đọc từ trang thứ nhất. Bạn cần dành thời gian suy nghĩ những gì mình sắp đọc. Suy nghĩ đầu tiên xuất phát từ tựa đề sách. Nó sẽ đưa cho bạn vài gợi ý về nội dung sắp đọc.
Sau đó hãy đọc lời giới thiệu sách ở mặt sau và xem nội dung sách. Bạn cũng có thể đọc Lời đề tựa, phần mở đầu và phần kết thúc cuốn sách. Nếu bạn vẫn không rõ nội dung cuốn sách thì bạn cần tập trung hơn vào việc nghe giảng hay có lẽ bạn đã cầm nhầm cuốn truyện gì đấy của người bạn cùng phòng mất rồi!
Tiếp theo, bạn nên kiểm tra tên tác giả và tìm kiếm tiểu sử của tác giả trên mạng nếu cần thiết. Bạn đã từng nghe đến cái tên này trước đây chưa? Hay có khi trong thực tế đó chính là trưởng bộ môn môn học của bạn? Tác giả có thể nói về điều gì? Bạn có biết bất kỳ một định kiến hay ý tưởng nào đó liên quan đến đề tài cuốn sách không?
Bước tiếp theo, tìm hiểu xem cuốn sách được viết khi nào. Hãy xem ngày xuất bản. Đó có phải là một cuốn sách giáo khoa kinh tế viết năm 2007? Hay là một cuốn sách về mối quan hệ của Mỹ với Đạo Hồi viết năm 2000. Nếu vậy bạn cần bổ sung them thông tin cập nhật hơn, mới hơn.
Nếu được, bạn hãy tra cứu các phê bình (review) liên quan đến cuốn sách bạn đang đọc. Có khi có nhà phê bình nói: “ Cuốn sách này chẳng có ý nghĩa gì hết và rõ ràng nó được viết bởi một tên ngốc.”; bạn hoàn toàn có thể tin vào nhận xét đó, trừ phi là tác giả của cuốn sách bạn đọc là giáo viên trưởng bộ môn bạn học.
Tại sao bạn lại đọc cuốn sách đó? Nếu bởi vì giáo viên bảo bạn đọc, thì tại sao họ lại chọn nó cho bạn đọc (trừ trường hợp là sách của chính giáo viên)? Sau đó hãy nghĩ xem bạn cần gì để hiểu nó? Nếu bạn cần những thông tin cụ thể, hãy xem cấu trúc cuốn sách, cố gắng tìm ra những chỗ để tìm ra nội dung chính của cuôn sách. Đọc lướt qua một lượt các câu quan trọng và các từ khóa. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc “cày” cả cuốn sách.
Nếu bạn có thể đưa ra kết luận, thì đừng kết luận rằng bạn sẽ không bao giờ phải đả động thêm lần nào về cuốn sách đó. Bạn nên tóm lược lại các lập luận chính trong cuốn sách và xem bạn có thể đồng ý với những lập luận đó được tới đâu. Không may cho bạn là đọc một cuốn sách thôi sẽ không bao giờ đủ. Bạn nên chuẩn bị tinh thần là sẽ đọc nhiều cuốn sách về cùng một chủ đề chứ không phải chỉ đọc một cuốn. Đọc nhiều cuốn về cùng một chủ đề sẽ cho phép bạn đồng hóa và làm chủ kiến thức. Còn nếu chỉ đọc mỗi một cuốn sách, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng phải học thuộc lòng và lệ thuộc vào câu chữ trong cuốn giáo trình!
Mời Quí Phụ huynh và các bạn HSSV liên hệ với Cầu Xanh để được hỗ trợ từ A tới Z xin nhập học, xin học bổng và xin visa du học các nước.
Cầu Xanh, cầu nối tin cậy giữa phụ huynh, nhà trường và sinh viên trong suốt quá trình du học, xoá tan mọi băn khoăn lo lắng của gia đình sinh viên.
VÌ THANH NIÊN VIỆT NAM DU HỌC ĐỂ LẬP NGHIỆP
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, xin bạn chia sẻ bài viết này đến bạn bè và những người thân nhé. Du học Cầu Xanh xin chân thành cảm ơn.