Úc chính thức trở thành một quốc gia vào ngày 1 tháng 1 năm 1901 qua sự thành lập một chính phủ liên bang bao gồm các thuộc địa riêng biệt. Lực lượng quân đội Úc đã sát cánh chiến đấu với lực lượng Anh Quốc trong cuộc chiến Boer và Thế Chiến Thứ Nhất. Nền kinh tế Úc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vì hai sản phẩm kinh tế chiến lược của Úc là len và lúa mì bị rớt giá thê thảm.
Năm 1931, gần một phần ba lực lượng lao động của Úc lâm vào tình trạng thất nghiệp và nạn nghèo khó đã lan rộng khắp nơi. Nhưng chỉ 2 năm sau đó, năm 1933, nền kinh tế Úc đã bắt đầu hồi phục trở lại. Khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, quân Úc lại một lần nữa sát cánh chiến đấu với lực lượng quân đội Anh Quốc ở Châu Âu. Nhưng chính Hoa Kỳ là quốc gia đã giúp bảo vệ Úc khỏi sự tiến công của không lực Nhật bằng chiến thắng trên Biển San Hô.
Sau khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc, Úc lại tiếp nhận thêm một làn sóng di dân mới từ Âu Châu. Những di dân này đã có những đóng góp đáng kể cho nước Úc, làm hưng thịnh nền văn hóa và mở rộng tầm nhìn của đất nước.
Kỷ nguyên thời hậu chiến là thời gian nền kinh tế Úc phát triển bùng nổ do nhu cầu cao về nguyên liệu thô trên thế giới. Sau đó Úc đã tham gia với Hoa Kỳ trong Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên và năm 1965 đã gởi quân đội sang Việt Nam trợ giúp Hoa Kỳ trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam mặc dù việc hỗ trợ chỉ ở mức giới hạn. Lệnh tổng động viên được ban hành năm 1964 đã khiến nhiều thanh niên Úc đã gặp khó khăn vào thời gian này.
Tình trạng bất ổn trong xã hội do lệnh tổng động viên gây ra đã là yếu tố dẫn đến việc Đảng Lao Động lên cầm quyền vào năm 1972 dưới sự lãnh đạo của Thủ Tướng Gough Whitlam. Chính quyền Whitlam đã triệt thoái lực lượng quân đội ở Việt Nam, hủy bỏ việc thi hành nghĩa vụ quân sự và học phí bậc đại học và cao đẳng đồng thời xây dựng một hệ thống y tế phổ cập, miễn phí và ủng hộ quyền làm chủ đất đai của Người Thổ Dân.
Tuy nhiên, Chính quyền của Thủ Tướng Whitlam đã bị hạn chế bởi sự chống đối của một Thượng Viện thù địch cũng như dư luận về bộ máy quản lý không hiệu quả. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1975, Tổng Toàn Quyền Úc (đại diện của Nữ Hoàng Anh ở Úc) đã thực hiện một điều chưa từng xảy ra ở Úc: Giải tán quốc hội và thành lập một chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của thủ lãnh Đảng Tự Do đối lập Malcolm Fraser. Liên đảng bảo thủ, bao gồm Đảng Tự Do và Đảng Quốc Gia, đã chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức sau đó và đã ở vị thế cầm quyền cho đến năm 1983, Mãi tới năm 1983, Đảng Lao Động dưới sự lãnh đạo của nguyên lãnh tụ công đoàn Bob Hawke mới giành lại quyền lãnh đạo chính quyền.
Lịch sử cận đại và nước Úc của ngày hôm nay
Sau 11 năm cầm quyền, Đảng Tự Do Úc do ông John Howard lãnh đạo đã bị Đảng Lao Động đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2007. Ông Kevin Rudd chính thức tuyên thệ trở thành Thủ Tướng thứ 26 của nước Úc vào ngày 3 tháng 12 năm 2007.
Nước Úc có một hệ thống chính phủ với lưỡng viện quốc hội dựa theo hệ thống Westminster của Anh Quốc. Có ba cấp chính phủ: liên bang, tiểu bang và địa phương. Quốc hội liên bang gồm có hai viện: Thượng Viện và Hạ Viện. Đảng chính trị nắm đa số ghế tại Hạ Viện có quyền thành lập chính phủ.
Theo truyền thống, sinh viên Việt Nam lựa chọn du học Úc thường tới thành phố Melbourne thuộc bang Victoria hay thành phố Sydney thuộc bang New South Wales. Melbourne cũng là nơi có số lượng cộng đồng người Việt đông nhất rồi tiếp đến là Sydney.
Trào lưu hiện nay đã dần dần thay đổi. Với chính sách định cư của Úc, cũng như tránh xa những nơi đông người với mức độ cạnh tranh cao, tìm đến những vùng có diện thích đất lớn cũng như khí hậu ấm áp hơn, sinh viên Việt Nam ngày nay đang dần toả đi các bang Queensland và Nam Úc.
Mời Quí Phụ huynh và các bạn HSSV liên hệ với Cầu Xanh để được hỗ trợ từ A tới Z xin nhập học, xin học bổng và xin visa du học Úc.
Cầu Xanh, công ty tư vấn du học Úc uy tín, lâu năm, đã được đại sứ quán Úc tại Hà Nội chứng nhận, cầu nối tin cậy giữa phụ huynh, nhà trường và sinh viên trong suốt quá trình du học, xoá tan mọi băn khoăn lo lắng của gia đình sinh viên.
VÌ THANH NIÊN VIỆT NAM DU HỌC ĐỂ LẬP NGHIỆP
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, xin bạn chia sẻ bài viết này đến bạn bè và những người thân nhé. Du học Cầu Xanh đội ơn bạn