CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC CẦU XANH

Vì thanh niên Việt Nam du học để lập nghiệp

Những sự thật thú vị về Thụy Sỹ

Điều chỉnh kích thước chữ

Chúng ta đều biết Thụy Sỹ là một đất nước của những ngọn núi, socola và đồng hồ. Nhưng còn rất nhiều điều thú vị bạn không thể tìm thấy trong bất kỳ cuốn sách du lịch nào. Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn du học, tìm hiểu về con người, văn hóa Thụy Sỹ, Cầu Xanh sẽ lần lượt chia sẻ với bạn những sự thật thú vị về Thụy Sỹ.

Bạn có thể xem thêm về Đất nước, con người, văn hóa, lối sống & truyền thống Thụy Sỹ TẠI ĐÂY

1. Hầm trú ẩn hạt nhân đủ chỗ cho toàn bộ công dân Thụy Sỹ

Có lẽ chúng ta đã xem, đọc hay nghe quá nhiều về thảm họa hạt nhân. Đôi khi chúng ta tự hỏi nếu Chiến tranh thế giới lần thứ 3 xảy ra, loài người sẽ đi về đâu?

Trong lúc đó, người Thụy Sỹ đã được chuẩn bị đầy đủ cho thảm họa. Kể từ năm 1963, Thụy Sỹ đã tiến hành triển khai xây dựng các khu hầm có thể chống chịu bom hạt nhân. Đến nay, nếu thảm họa xảy ra, toàn bộ công dân Thụy Sỹ sẽ đều có nơi trú ẩn.

Đảm bảo cho toàn con dân Thuỵ Sĩ có được chỗ trú ẩn trước bom hạt nhân cũng là điều đã được đưa vào luật của Thuỵ Sỹ: nhà nước Thuỵ Sĩ phải có trách nhiệm lo chỗ chú bom hạt nhân cho tất cả mọi công dân của mình. Với địa hình là những dãy núi đá liên tiếp chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, Thuỵ Sỹ ngày nay đã dễ dàng đảm bảo được điều khoản của luật: hệ thống hầm trú bom nguyên tử xuyên trong các dãy núi đá đảm bảo cho toàn bộ người dân Thuỵ Sỹ trú ẩn nếu có bom nguyên tử xảy ra.

Hầm trú ấn hạt nhân đã bắt đầu được xây dựng từ năm 1963 tại Thụy Sỹ cũng là hầm trú bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

2. Thụy Sỹ sẵn sàng nổ tung!

Sự thật này có thể khiến bạn ngạc nhiên. Tất cả các cửa khẩu chính của đất nước (như hầm đường bộ, cầu) đều được gài thuốc nổ và sẵn sàng nổ tung nếu như Thụy Sỹ bị tấn công bằng đường bộ qua lối đó.

3. Luật được biên soạn riêng cho động vật

Thụy Sỹ là một đất nước nhân văn, yêu động vật. Có các bộ luật riêng được biên soạn và thực thi cho chúng. Nếu bạn muốn nuôi chó mèo trong nhà, chắc chắn bạn sẽ phải hoàn thành 1 khóa học liên quan đến việc chăm sóc thú cưng.

Bên cạnh đó, diện tích chuồng trại và diện tích nhà của chủ nuôi cũng được quy định trong luật rõ ràng, để đảm bảo cho cuộc sống thoải mái của động vật nuôi giữ trong nhà, chứ không thể nuôi chúng ở những điều kiện tồi tệ. Ở Thuỵ Sỹ, người ta không thể thích nuôi thì nuôi, thích kinh doanh hay giết thịt động vật như ở nhiều nước khác. Và đây, chắc chắn cũng không phải là "sở thích" của những công dân văn minh rồi.

Đừng làm phiền! Anh bạn bốn chân này được bảo vệ bởi pháp luật!

Cũng có những luật yêu cầu những động vật sống theo bầy đàn phải được nuôi theo cặp. Chẳng hạn, nếu bạn nuôi chuột lang, bạn sẽ phải nuôi ít nhất 1 cặp. Khi 1 trong số chúng chết khiến con còn lại “lẻ bóng”, bạn phải mua 1 con mới để ghép cặp cho nó.

Năm 2010, Thụy Sỹ có 1 cuộc trưng cầu dân ý dự luật về việc động vật có cần luật sư riêng hay không. Tiếc là dự luật này chưa được thông qua!

4. Bậc thang - đường sắt răng cưa dài nhất

Bậc thang leo núi dài nhất thế giới với 11.674 bậc nằm dọc theo tuyến đường sắt leo lên núi Niesen. Chiều dài của toàn bộ bậc thang chỉ khoảng 3.4km, nhưng chiều cao lên tới 1.669m!

Nếu bạn không muốn leo bộ, bạn có thể đi bằng tuyến đường sắt răng cưa Niesenbahn. Tuyến đường sắt này được vận hành từ năm 1910. Bằng cách này, bạn sẽ mất khoảng 30 phút để lên tới đỉnh núi.

Niesenbahn là đường sắt răng cưa dài nhất thế giới

Việt Nam trước kia cũng có 1 tuyến đường sắt răng cưa lên Đà Lạt, rất tiếc tuyến đường này đã bị phá bỏ.

5. Watch It!

Đồng hồ đương nhiên là một sản phẩm nổi tiếng của Thụy Sỹ. Năm 1541, dưới ảnh hưởng của đạo Tin Lành Calvin đang thống trị trong tôn giáo lúc đó tại Thuỵ Sĩ thì Thụy Sỹ nghiêm cấm sử dụng đồ trang sức. Trang sức được coi là sự xa xỉ, lãnh phí, không nghiêm túc, không xứng đáng với tinh thần của người dân lương thiện Thuỵ Sĩ. Chính vì thế, các thợ kim hoàn ở Geneva đã vắt óc suy nghĩ và phát minh ra đồng hồ, để gắn lên đó vàng và kim cương.

Kể từ đó, đồng hồ trở thành một trong những ngành công nghiệp thành công nhất của Thụy Sỹ. Ngành đồng hồ ở Thuỵ Sĩ đã mang lại cho nước này sự giàu có vô biên, với những chiếc đồng hồ có giá tới hàng nhiều chục triệu đô la. Chiếc đồng hồ đắt nhất lên tới 40 triệu đô la. Đeo đồng hồ Thuỵ Sĩ, chắc chắn là biểu tượng của sự sang trọng và xa xỉ bậc nhất!

6. Có phải Thụy Sỹ không?

Hàng ngày, chúng ta nghe tới tên gọi “Swiss” nhiều hơn chúng ta tưởng. Nhưng liệu có phải tất cả chúng đều ám chỉ tới Thụy Sỹ không?

Swiss Army Knife (dao gấp Quân đội Thụy Sỹ): Từ năm 1891, đúng là những con dao này được sản xuất cho quân đội Thụy Sỹ. Tuy vậy, cái tên “Swiss Army Knife” lần đầu được dùng bởi lính Mỹ sau Thế chiến II vì họ không phát âm được tên nguyên bản bằng tiếng Đức của chúng.

Bạn có muốn sở hữu một con dao gấp Thụy Sỹ lừng danh? Cầu Xanh vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc thi để trao tặng dao Thuỵ Sĩ, các bạn theo dõi tin tức trên web của chúng tôi nhé.

Swiss Miss (Quý cô Thụy Sỹ?): Đây thực ra là một nhãn hiệu socola nóng của Mỹ. Lợi dụng sự nổi tiếng của Thuỵ Sĩ, người Mỹ đã sử dụng hình ảnh dãy núi Alpơ của Thụy Sỹ làm biểu tượng trang trí trên sản phẩm của mình, và khẳng định rặng sản phẩm socola nóng này là hoàn hảo và tiện dụng cho những ngày giá rét.

Swiss Cheese (Phô mai Thụy Sỹ?): một khái niệm để chỉ dòng phô mai lỗ (có nhiều lỗ nhỏ trên miếng phô mai), tương tự như phô mai Emmental của Thụy Sỹ. Tuy vậy, nó lại được sản xuất tại Mỹ và Canada.

Phô mai Thụy Sỹ

Tuy rằng, loại phô mai Elemental nổi tiếng thế giới và được xuất khẩu từ Thuỵ Sĩ đi rộng khắp thế giới, được cả thế giới ưa chuộng và ca ngợi, nhưng Elemental hoàn toàn không phải là loại phô mai ngon nhất và đắt nhất của Thuỵ Sĩ. Không như Việt Nam, Thuỵ Sĩ chỉ chọn xuất khẩu ra bên ngoài những sản phẩm ở mức bình thường, để hợp với túi tiền của người dân nước khác. 

Sự nổi tiếng của phô mai có lỗ Elemental của Thuỵ Sĩ đã khiến các nước Canada và Mỹ, khi sản xuất ra loại phô mai này, đã lợi dụng đặt tên luôn là phô mai Thuỵ Sĩ để quảng cáo cho chất lượng sản phẩm của mình.

Swiss Chard (cải cầu vồng/cải Thụy Sỹ): “Thụy Sỹ” ở đây được các nhà xuất bản catalo sử dụng để phân biệt cải cầu vồng với các dòng cải bó xôi của Pháp từ thế kỷ 19. Cải cầu vồng/Thụy Sỹ có xuất xứ từ các nước Địa Trung Hải. Tên khoa học của chúng được đặt bởi nhà thực vật học người Thụy Sỹ Koch, do vậy cái tên Swiss Chard là để vinh danh ông.

Gần đây, cải cầu vồng được bạn rất nhiều tại các siêu thị Việt Nam

Hi vọng các bạn đã có thêm được một số thông tin bổ ích về Thuỵ Sĩ. Đến với đất nước Thuỵ Sĩ, chúng ta sẽ còn học được rất nhiều điều bổ ích khác và trải nghiệm nhiều điều thú vị khác.

Để được tư vấn về du học Thuỵ Sỹ, nhận những thông tin chân thực nhất, hữu ích nhất và những hỗ trợ cao nhất về du học Thuỵ Sĩ, các bạn hãy liên lạc với công ty tư vấn du học Cầu Xanh nhé. Với lợi thế có thành viên mang quốc tịch Thuỵ Sỹ, công ty tư vấn du học Cầu Xanh đã khẳng định là công ty hàng đầu về tư vấn du học Thuỵ Sỹ, hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình du học. Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi ngay ngày hôm nay.

Cầu Xanh - VÌ THANH NIÊN VIỆT NAM DU HỌC ĐỂ LẬP NGHIỆP

 

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, xin bạn chia sẻ bài viết này đến bạn bè và những người thân nhé. Du học Cầu Xanh xin chân thành cảm ơn.

Cung cấp dịch vụ tư vấn & hỗ trợ du học tại nhà hay đến tận nơi theo yêu cẩu của Sinh viên và gia đình, hoàn toàn miễn phí. Cầu Xanh tìm cho bạn cơ hội du học có lợi nhất như giảm học phí, học bổng, việc làm... Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là vì thanh niên Việt Nam du học để lập nghiệp. Hãy theo dõi những chia sẻ cực hữu ích từ Du học Cầu Xanh bạn nhé!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xếp hạng bài viết này